Các yếu tố đánh giá một website có tốt hay không? Không phải chỉ đánh giá dựa trên các yếu tố như: giao diện đẹp, ấn tượng, sinh động, đầy đủ tiện ích mà còn thể hiện ở việc website đó có thật sự khiến khách hàng ghi nhớ, thường xuyên ghé thăm để mua hàng hay không. Điều đó mới thể hiện website thương mại điện tử đó có tốt hay không?
1. Khách hàng biết mình đang ở đây trên website
Truy cập vào website cũng giống như việc bạn bước vào một cửa hàng lớp bán rất nhiều sản phẩm. Bạn cũng cần biết bạn đang ở vị trí nào trong cửa hàng đó. Điều này giúp cho bạn làm chủ được cuộc ghé thăm và lựa chọn sản phẩm một cách thuận lợi hơn. Khách hàng cũng vậy! Do vậy, trên website của bạn, luôn luôn phải thể hiện vị trí của họ. Có thể là với một đường dẫn “Trang chủ > Sản phẩm > Giày thể thao> Giày đá bóng.
2. Đưa sản phẩm cũng loại trên một trang
Đương nhiên, nếu như số lượng sản phẩm của bạn quá nhiều thì không thể làm được điều này. Nhưng hay cố gắng để các sản phẩm cùng một loại trên một trang để khách hàng có thể nhìn thấy các sản phẩm họ quan tâm một cách tổng thể hơn là để họ dò tìm từng sản phẩm.
Bạn cũng có thể đặt thêm một thanh tìm kiếm trên website. Tuy nhiên, nên có phần lưu lại lịch sử từ khóa mà khách hàng đã tìm kiếm hay để thanh search hiển thị liên tục tại các vị trí dễ nhìn thấy. Điều này giúp khách hàng thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm.
3. Hình ảnh trực quan
Với đặc điểm shopping online là khách hàng không thể cầm, nắm, mặc thử, dùng thử,…sản phẩm. Mà chỉ có thể mua hàng dựa trên hình ảnh, và những lời mô tả. Cho nên họ rất cần những hình ảnh chi tiết, chân thật từ sản phẩm. Chính vì điều này, mà những website cung cấp hình ảnh trực quan, chân thật dễ lấy lòng tin của khách hàng hơn.
Bạn có thể thực hiện những video giới thiệu sản phẩm hoặc các hình ảnh chụp chi tiết từng góc của sản phẩm. Chúng sẽ giúp khách hàng hình dung được sản phẩm đó như thế nào.
4. Cung cấp thông tin chi tiết
Các thông tin có giá trị được hiển thị trước khi khách hàng click vào sản phẩm đó sẽ được khách hàng đánh giá cao hơn. Ngoài ra, các thông tin liên quan đến sản phẩm như: tình trạng còn hàng, khuyến mãi, số đo, vận chuyển… cũng cần được cung cấp một cách đầy đủ.
Bạn không muốn khách hàng tìm thấy rất nhiều sản phẩm ưng ý, nhưng khi click vào thì mới biết chúng hết hàng, hoặc không biết sản phẩm đó vó vừa với số đo của mình hay không phải không nào? Hoặc đủ hết các thông tin trên nhưng lại không vận chuyển đến vùng của khách hàng.
5. Bộ lọc đa dạng, đầy đủ
Website cần có bộ lọc với nhiều thuộc tính khác nhau như: tính phổ biến (sản phẩm mới về, sản phẩm bán chạy, giày cao 5cm), giá (Từ 200.000đ-500.000đ, Giá từ cao đến thấp, Giá từ thấp đến cao), màu sắc (đen, trắng,đỏ,..). Bộ lọc này có thể tìm đơn tính hoặc kết hợp nhiều thuộc tính. Khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm nhanh hơn và dễ dàng hơn.
6. Xác nhận đơn hàng bằng điện thoại hoặc email
Khách hàng sau khi đặt hàng rất muốn biết chắc chắn sản phẩm của mình có được chuyển đến trong thời gian họ mong muốn hay không. Đó có thể là lý do khiến họ hủy đơn hàng khi không thấy được liên hệ. Do vậy, hãy xác nhận đơn hàng, thời gian vận chuyển bằng điện thoại, email cho khách hàng.
Nếu bạn đang băn khoăn chưa tìm được đơn vị thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, đạt các yêu cầu như trên, chuẩn SEO với mức chi phí hợp lý thì Web60s là một gợi ý tuyệt vời cho bạn với hàng trăm mẫu giao diện đẹp, độc đáo, đáp ứng các tiêu chí cho một website bán hàng tốt.