Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Bán hàng online và những sai lầm cơ bản

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin việc bán hàng online đã trở lên đơn giản, rất nhiều bạn trẻ đã khởi nghiệp với số vốn không nhiều và đã thành công trong việc bán hàng online. Ở chiều ngược lại không ít của hàng doanh nghiệp đã đầu tư thời gian và tiền bạc để bán hàng online nhưng kết quả thu được không như ý muốn. Vậy đâu là điểm khác biệt để bán hàng online thành công?

03 sai lầm cơ bản doanh nghiệp thường mắc phải khi kinh doanh trực tuyến

Kinh doanh là một việc làm rất khó và có thể nói là yếu tố quyết định của mọi thành công, một doanh nghiệp đầu tư sản phẩm dù tốt đến đâu, nhưng không xây dựng được hệ thống phân phối tốt, không tạo được hình ảnh tốt và yếu kém trong khâu quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình thì sẽ rất khó để mang lại được doanh thu kỳ vọng.
Điểm mấu chốt của kinh doanh là hệ thống quảng bá, hệ thống phân phối và hình ảnh của công ty, nếu thực hiện được những việc này sản phẩm của bạn vẫn mang về doanh số bán hàng mà không phụ thuộc quá vào tài năng nhân viên kinh doanh. Một nhân viên kinh doanh dù tài năng đến đâu cũng không thể gánh vác được doanh thu đòi hỏi của cả hệ thống.
Với kinh nghiệm cung cấp giải pháp bán hàng online cho trên 1000 khách hàng, chúng tôi muốn chia sẽ tới các bạn những sai lầm mà phần nhiều những người thất bại kinh doanh online thường gặp phải.

1,Coi việc kinh doanh trên mạng là cây đũa thần

Rất nhiều khách hàng của chúng tôi đã thất bại trong việc kinh doanh online, từ những khách hàng đang kinh doanh OFFLINES rất tốt, tới những khách hàng đang chập chững bước vào kinh doanh. Việc thất bại trong kinh doanh online ở đây được thể hiện bằng 02 yếu tố
Kỳ vọng vào tăng trưởng doanh thu
Rất nhiều khách hàng đang bán hàng OFFLINES rất tốt họ đặt nhiều kỳ vọng vào việc kinh doanh onlines nhưng không có sự đầu tư triệt để kể cả về công sức và thời gian dẫn tới việc kinh doanh online không tăng trưởng doanh số như kỳ vọng.
Kinh doanh là công việc khó khăn không thể trông chờ vào việc tăng trưởng doanh thu nếu bạnh  không khách hàng không nhận được một thông điệp hấp dẫn tới đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu mua sắm. Tất cả mọi hoạt động marketing nói chung và tiếp thị online nói riêng chỉ nhằm mục đích tìm kiếm khách hàng tiềm năng và truyền tải thông điệp của bạn tới đúng khách hàng tiềm năng. Khách hàng sẽ không mua nếu như họ không có nhu cầu hoặc thông điệp của bạn chưa đủ hấp dẫn.

2,Thiếu chau truốt đến website

Rất nhiều công ty khi thiết kế website đã kỳ vọng website sẽ tăng doanh thu mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian chăm chút nó, đây là một quan điểm sai lầm, website chỉ là một công cụ giúp bạn truyền tải nhanh nhất với chi phí rẻ nhất những ưu điểm của sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp tới khách hàng. Hãy tưởng tưởng bạn bỏ tiền 10.000 tờ rơi rất đẹp và mong muốn nó được phát tới 10.000 người, bạn sẽ mất rất chi phí in tờ rơi (cũng tương đương chi phí làm website), chi phí và thời gian để có thể phát 10.000 tờ rơi đó đến 10.000 người và những thông tin đó sẽ là cố định, bạn không thể thay đổi nó khi đã in ra.
Nếu bạn đầu tư xây dựng một website chuyên nghiệp bạn cũng cần có các hình thức quảng bá trả phí hoặc miễn phí tới hàng chục triệu người trên Internet, một lợi điểm của việc sở hữu website là bạn có thể làm mới nội dung và hình ảnh mỗi ngày. Tuy nhiên nếu bạn không đầu tư đúng mức sẽ gây phản cảm cho khách hàng. Một website bán hàng muốn gây được lòng tin với khách cần có sự cập nhật và làm mới thường xuyên nội dung va hình ảnh, khách hàng sẽ không bao giờ mua hàng tại một website nếu họ nhìn thấy những banner khuyến mãi hàng năm trước vẫn hiện diện trên website. 

3, Sợ trả tiền quảng cáo


Chi phí quảng cáo online luôn chiếm tỷ trọng lớn trong việc bán hàng
Rất nhiều khách hàng của chúng tôi than phiền về chi phí quảng cáo online không ngừng gia tăng theo thời gian, và họ sẽ bị giảm doanh số rõ rệt nếu ngừng trả tiền cho Google và Facebook. Không phủ nhận một thực tế là chi phí quảng cáo online luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí bán hàng, tuy nhiên hãy nhìn vào doanh thu mà quảng cáo mang lại cho bạn, điều quan trọng là bạn luôn kiểm soát được hiệu quả của quảng cáo và ảnh hưởng của nó đến doanh thu. Những hãng lớn như Cocacola, Pepsi hay Vinamilk luôn phải dành một phần doanh thu không nhỏ để quảng cáo mặc dù họ đã có độ phủ thương hiệu rất mạnh, vì vậy với doanh nghiệp nhỏ bạn không nên tiếc tiền cho quảng cáo miễn là bạn phải luôn học hỏi để có thể nâng cao tối đa hiệu quả quảng cáo và từng bước xây dựng thương hiệu cho mình.